Tuẫn táng - Hủ tục tang lễ tàn độc bậc nhất lịch sử nhân loại tại Trung Hoa

09/12/2023 207

Dựa trên quy định an táng dành cho các bậc Hoàng đế Trung Hoa từ thời cổ đại, Tuẫn táng được xem là thủ tục tàn ác và khốc liệt nhất thời bấy giờ. Đi ngược với lẽ thường, chẳng có người nào đang có sống khỏe mạnh mà lại muốn chôn vùi cùng người khác, có lẽ vì thế mà nhiều biện pháp cưỡng ép khủng khiếp nhất đã được sử dụng để buộc những ‘người được chọn’ phải chịu tuẫn táng.

Hủ tục Tuẫn táng tại Trung Hoa

Hủ tục Tuẫn táng tại Trung Hoa

Giải mã tục lệ tuẫn táng tàn khốc tại Trung Hoa

Tuẫn táng là một tục lệ tàn khốc của Trung Quốc thời cổ đại, hay vẫn thường được nhắc đến với tên gọi là tục tuẫn táng nô lệ, dùng để chôn người sống cùng với người đã khuất (hầu hết là các tỳ thiếp và nô lệ) nhằm đảm bảo rằng người chết dù qua thế giới bên kia họ vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời, hoặc dùng để trấn yểm (hay còn gọi là "yếm thắng", được định nghĩa là thuật dùng lời nguyền để khuất phục 1 ai đó).

Tuẫn táng và những điều có thể bạn chưa biết

Bước vào thời kỳ phong kiến tại Trung Quốc, cũng như một số nền văn hóa khác, tuẫn táng tức là hình thức chôn người còn sống cùng người đã khuất. Theo góc nhìn cổ xưa, nghi lễ này giúp người mất sẽ có bầu bạn chăm sóc chu toàn ở "thế giới bên kia".

Tục tuẫn táng thường chỉ dành riêng cho tầng lớp cao nhất bao gồm Vua Chúa

Tục tuẫn táng thường chỉ dành riêng cho tầng lớp cao nhất bao gồm Vua Chúa

Tục tuẫn táng thường chỉ dành riêng cho tầng lớp cao nhất bao gồm Vua Chúa và tầng lớp quý tộc. Những người buộc chịu "tuẫn táng" cùng người chết sẽ gồm có vợ, các thê thiếp hoặc những người hầu hạ thân cận, nô lệ... Và điều chẳng thể ngờ đến là cả thợ xây lăng tẩm cho vị hoàng đế cũng có thể nhận lấy kết cục tương tự nhằm giữ bí mật mãi mãi về nơi yên nghỉ này.

Được biết, tục tuẫn táng có xuất phát điểm từ thời nhà Chu. Khi Hoàng đế qua đời, các phi tần sẽ bị giết, tự sát hoặc bị chôn sống từng người một. Tập tục này có xu hướng giảm dần vào triều đại nhà Nguyên và nhà Hán. Thế nhưng, dưới thời vua Tần Thủy Hoàng, tục lệ tuẫn táng lại được coi là "thời kỳ đỉnh cao" với số lượng hài cốt chôn cùng lăng mộ Hoàng đế nhiều tới mức chưa thể đếm hết.

Đến triều đại nhà Minh, cụ thể là vua Minh Anh Tông (tên thật là Chu Kỳ Trấn) khi qua đời, ông đã cho lệnh cấm không được tuẫn táng, nghiêm cấm mọi hành vi chôn cất cùng người sống. Vua Minh Hiến Tông - vị Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc cũng ban hành lệnh cấm tục tuẫn táng trước khi ông băng hà.

Các phi tần sẽ bị giết, tự sát hoặc bị chôn sống từng người một

Các phi tần sẽ bị giết, tự sát hoặc bị chôn sống từng người một

Tuy nhiên, quy định này chưa kéo dài được bao lâu, tới đầu triều đại nhà Thanh, Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích lai ra lệnh phải tuẫn táng Hoàng hậu cùng 4 vị thê thiếp của mình ngay sau khi ông qua đời. Tiếp đó, vua Thái Tông lại một lần nữa đưa ra những cái tên của một số thê thiếp phi tần vào danh sách an táng. Kéo dài đến tới thời Khang Hy, hủ tục an táng người sống mới thật sự bị bãi bỏ hoàn toàn.

Những câu chuyện tuẫn táng đẫm nước mắt trong lịch sử nhân loại

Lúc còn sống, mỗi khi đánh thắng một nước nhỏ, vua Tần Thủy Hoàng lại đưa những người đẹp, phi tần vào hậu cung. Do đó, sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, đã có rất nhiều phi tần, mỹ nữ buộc phải chịu tuẫn táng theo. Sử ký của Tư Mã Thiên mô tả rất rõ tình cảnh bi thảm của phi tần xấu số nãy, khi phải tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng khung cảnh rất đáng sợ được ví như: "Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía".

Tiếp đó, vào năm 1398, sau khi Hoàng đế Chu Nguyên Chương băng hà, hậu duệ là Chu Doãn Văn lên kế vị. Chiếu theo di chúc của tiên đế để lại, Chu Doãn Văn đã ra lệnh cho toàn bộ 46 phi tần chưa từng sinh nở phải tuẫn táng theo Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Khoảnh khắc mệnh lệnh vừa ban ra đã khiến triều đình hỗn loạn, và cùng lúc đó, tiếng khóc than ai oán vang dậy khắp nơi.

Các phi tần cho cổ vào dây sau khi được lệnh Tuẫn táng

Các phi tần cho cổ vào dây sau khi được lệnh Tuẫn táng

Các phi tần ở hậu cung có trong danh sách tuẫn táng sau khi nhận được lệnh của Chu Nguyên Chương, họ đã được đưa vào một phòng được bày trí các ghế được gọi là "thái sư ỷ" (còn gọi là ghế thái sư), trên mỗi ghế được treo sẵn sợi dây dài 7 tấc (1,3m). Có người sẽ tự đứng lên cho cổ vào dây rồi đạp ghế, và cũng có người vì quá sợ hãi không dám thực hiện thì đích thân thái giám sẽ đưa lên sợi dây.

Tuẫn táng thời cổ đại được cho là một tục lệ quá tàn nhẫn, khắc nghiệt và không đúng với thuần phong mỹ tục , mãi về sau hủ tục này đã dần bị loại trừ khỏi dòng chảy lịch sử.

 

go top
Button play video vr360
Mở VR360
Button messenger
Chat ngay