Tin tức
Thăm mộ tổ tiên ngày Tết là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đây là ngày lễ quan trọng đối với nền văn hóa Việt Nam. Các bạn có biết ý nghĩa của phong tục này là gì không? Lễ vật cần phải chuẩn bị những gì? Hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết này của Hoa viên Bình An nhé.
Nội dung bài viết
Trong truyền thống tâm linh của người Việt, năm mới là thời điểm để chuẩn bị, cải tạo mọi thứ, kể cả nơi nghỉ ngơi của ông bà và người thân. Hành động này thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau này đối với thế hệ đã đi trước. Có câu tục ngữ nói: "Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu", và ca dao cũng nhấn mạnh: "Con người có tổ có tông - Như cây có cội, như sông có nguồn".
Thăm mộ tổ tiên ngày Tết thể hiện đặc trưng của văn hóa cổ truyền, đồng thời là một nét đẹp trong "đạo thờ ông bà" của dân tộc, một truyền thống đã tồn tại từ lâu. Dù bận rộn đến đâu, bất kể công việc xa xôi như thế nào, trong ngày này, gia đình vẫn là nơi chúng ta quay về.
Phong tục thăm mộ tổ tiên ngày Tết có ý nghĩa gì?
Xem thêm >>> Thông tin chi tiết về cách tính nhập mộ trùng tang và thiên di
Tùy theo phong tục của từng nơi, tục thăm mộ tổ tiên ngày Tết sẽ diễn ra theo hình thức gia đình nhỏ hoặc theo dòng họ. Những người thường sống xa nhà và làm việc xa trở về quê vào dịp Tết để tạ mộ và họp mặt gia đình. Thời gian thường vào một ngày Chạp họ, để gia đình tộc sum họp và cùng cúng lễ, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị cho Tết.
Thời gian tạ mộ thường bắt đầu sau lễ Táo quân chầu Trời và kéo dài đến 30 tháng Chạp âm lịch, thường vào trưa 30 Tết để mời ông bà ăn Tết. Công việc trong buổi lễ là dọn dẹp, tạo phong quang sạch sẽ cho nghĩa địa.
Thời gian để tạ mộ tổ tiên
Trong dịp tảo mộ cuối năm, việc chuẩn bị đúng và đủ các vật phẩm cúng lễ là điều quan trọng. Đôi khi, người ta không biết cần chuẩn bị những gì cho dịp này, dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Gia đình có thể chọn lễ chay hoặc lễ mặn tùy ý, nhưng thường thì lễ chay được ưa chuộng để tránh sát sinh và gây tội nghiệp cho người đã mất.
Những vật phẩm cơ bản không thể thiếu trong cúng tảo mộ bao gồm đèn, chè, rượu, nước trong, tiền vàng, trầu cau, hương và quả. Riêng lễ chay thêm bánh trái, gạo, muối, bỏng, chén mật, xôi chè, bơ. Lễ mặn thường bổ sung chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò.
Trong lễ cúng, gia chủ thắp hương, đèn và thực hiện lễ khấn theo cúng tảo mộ. Trong thời gian chờ hương tàn, con cháu có thể thực hiện việc dọn dẹp và tu sửa mộ phần. Khi hương cháy đến hơn 2/3, lễ tạ diễn ra. Gia chủ thực hiện hóa vàng và có thể xin lộc về để làm lễ cúng gia thần, gia tiên tại nhà.
Những thứ nên chuẩn bị khi đi thăm mộ tổ tiên ngày tết
Xem thêm >>> Nên trồng cây hoa gì trên mộ? Những cây hoa trồng ơ mộ nào nên và không nên
Để việc thăm mộ tổ tiên ngày Tết được diễn ra trọn vẹn, gia chủ nên lưu ý một số điều sau đây:
Những lưu ý khi đi thăm mộ tổ tiên
Trên đây là thông tin chi tiết và ý nghĩa của phong tục thăm mộ tổ tiên ngày Tết. Hy vọng với bài viết của Hoa viên Bình An, các bạn có thể bỏ túi thêm những thông tin bổ ích. Nếu có nhu cầu về các dịch vụ xây dựng và chăm sóc mộ phần cho người thân, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo: