Vái lạy luôn là một hình thức quan trọng và mang ý nghĩa bắt buộc được thực hiện tại tất cả những đám tang, viếng thăm người đã khuất cần phải có. Tuy nhiên để hiểu được cách vái lạy trong đám tang như thế nào là đúng theo phong tục truyền thống, lễ nghi của người Việt từ xa xưa thì không phải ai cũng nắm rõ. Bởi lẽ việc vái lạy mang một ý nghĩa vô cùng lớn để thể hiện sự đau xót tiễn đưa người đã khuất về với suối vàng, cũng như chính là tình người cùng sự tôn kính, cung kính đối với những người đã mất.
Theo đó, phong tục vái lạy trong đám tang chính là thể hiện tư thế đứng nghiêm, 2 tay chắp vào nhau và đưa lên trán rồi hạ dần xuống trước mặt đến dưới cổ và ngang ngực sao cho thật nhẹ nhàng và chậm rãi nhất. Với cách vái lạy trong đám tang cần phải chú ý đến mặt hướng về trước, thậm chí để thể hiện lòng tôn kính người lạy có thể quỳ xuống, chống hai tay xuống đất, chạm đất để lòng bàn tay mở ra hướng lên trên và phần đầu cúi xuống đến khi trán chạm đất.
Đối với ý nghĩa của phong tục vái lạy trong đám tang được thực hiện sau khi đã nhập liệm, tức là khi người quá cố đã được liệm vào trong quan tài.
Do đó, ý nghĩa của những cách vái lạy trong đám tang cụ thể như sau:
- Thông qua cách vái lạy được thực hiện trong đám tang sẽ thể hiện được mối quan hệ giữa người vái với người đã khuất cũng như cách vái lạy chuẩn nghi lễ cũng mang ý nghĩa thể hiện người đi tang là người có học thức, văn minh cùng hành xử lịch sự.
- Ngoài ra, cách vái lạy trong đám tang người Việt cũng mang lại ý nghĩa thể hiện sự thương tiếc cùng tấm lòng kính cẩn của người còn sống với người đã khuất cũng như thể hiện được rõ thái độ của mọi người.
- Hành động chắp tay vái lạy hay quỳ gối xuống trước bàn thờ, quan tài của người đã mất còn có ý nghĩa đem lại hy vọng giúp người đã khuất có thể sớm siêu thoát khi sang thế giới bên kia.
- Điều này cũng mang lại ý nghĩa của đạo hiếu cũng như là sự giao cảm với bề trên, thể hiện niềm tôn kính và sự tưởng niệm với người đã mất trong đám tang.
Vậy cách vái lạy trong đám tang người Việt sẽ được thể hiện như thế nào là chuẩn nghi lễ và phong tục truyền thống, cụ thể:
- LẠY: tức là cần chắp hai tay đưa cao quá trán và tiếp tục hạ từ từ xuống phía trước mặt đến phần ngang ngực, trong nhiều trường hợp cần sự cung kính thì người lạy cần quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cuối khi trán chạm đất thì kết thúc một quá trình lạy. Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy có thể kẹp thêm nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau và nên nhìn thẳng về phía trước và khi đưa tay xuống thì đầu cần cúi xuống.
- VÁI: tức là đứng (hoặc quỳ), được thực hiện với hai tay chắp như lạy nhưng động tác cần đưa xuống nhanh chóng hơn và chỉ cần đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi thực hiện vái. Vái có hình thức tương tự như lạy nhưng tốc độ nhanh hơn, đầu hơi cúi.
>>> Đọc thêm: Chuẩn bị lễ cúng sau đám tang và những điều cần phải biết
Có những lưu ý nào cần ghi nhớ khi thực hiện những cách vái lạy trong đám tang người Việt sẽ được phân tích sau đây:
- Đối với người Việt, khi vái lạy được thực hiện trong đám tang thì phân chia thành 2 kiểu giữa đàn ông và đàn bà nên mọi người cần hết sức lưu tâm sao cho phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh khác nhau.
- Việc vái lạy không chỉ dành cho khi đám tang mà còn được thực hiện khi cúng tế, lạy Phật ở chùa… thậm chí còn dùng cho người sống nên tìm hiểu kỹ lưỡng sao cho đúng với phong tục.
- Về cách lạy thường chỉ lạy 2 lạy cho người sống, 3 lạy dành cho lạy Phật, thần thánh, 4 lạy cho vong hồn người đã mất.
- Khi nhà có người qua đời chỉ đi viếng sau khi đã nhập liệm khi đó mới xuất hiện nghi lễ vái lạy cũng như thực hiện cách vái lạy trong đám tang người Việt phù hợp.
- Khi lạy người quá cố đã liệm trong quan tài nên lạy 2 lạy và 2 vái, nếu gia đình có bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh nên lạy 3 lạy và 2 vái sau đó lạy trước hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống). Khi thắp hương cho người quá cố đã được an táng nên lạy 4 lạy (và vái 3 vái).
- Người đại diện cho gia đình khi đáp lễ người đi đám tang thì khi người đi viếng lạy bao nhiêu lạy thì đáp lễ lại bấy nhiêu để thể hiện ý nghĩa "đáp lễ một cách đầy đủ"
>>> Đọc thêm: Những điều kiêng kỵ trong đám tang cần phải biết
Khi nhu cầu tìm kiếm những nơi chốn an nghỉ bình yên cho người đã khuất ngày càng lớn nhưng diện tích đất ngày càng thu hẹp thì sự xuất hiện của Hoa Viên Bình An chính là một sự lựa chọn tuyệt vời mà mọi người không nên bỏ qua.
Hoa Viên Bình An làm nơi yên nghỉ - Bồi đắp phước phần cho con cháu
Hoa Viên Bình An hiện nay là một khu nghĩa trang sở hữu với quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn 5 sao với nhiều ưu điểm nổi bật:
- Vị trí thăm viếng cách sân bay quốc tế Long Thành 10 phút đi xe, cách TPHCM và các thành phố lớn lân cận từ phút đi xe cực kỳ thuận lợi. Hệ thống giao thông phát triển chính là một lợi thế.
- Sở hữu nhiều công trình kiến trúc tâm linh lớn như: Tượng Phật Vàng Thích Ca Mâu Ni, Chùa Vĩnh Nghiêm, Công Viên Chu Tước, suối khoáng... với kiến trúc mang đậm phong cách Á Đông cực kỳ độc đáo, linh thiêng.
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp nhất sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề khi sử dụng dịch vụ tại đây.
Hoa Viên Bình An - Phong thuỷ vượng khí
Như vậy, với những cách vái lạy trong đám tang như thế nào là đúng nghi lễ, phong tục của người Việt đã được làm rõ ở trên hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu về nơi an nghỉ của người đã mất, vui lòng liên hệ Hoa Viên Bình An để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.