Chuẩn bị lễ cúng sau đám tang và những điều cần phải biết

22/10/2022 592

Lễ cúng sau đám tang là một phong tục ma chay phổ biến của người Việt từ xa xưa và cho đến tận ngày nay đây vẫn là một nét đẹp của người Việt Nam để thể hiện tấm lòng thành kính, nhớ ơn của con cháu, người thân đối với người đã khuất để giúp họ có thể an yên trở về cõi vĩnh hằng. Tuy nhiên, trong thực tế sau đám tang sẽ không chỉ có 1 lễ cúng đơn giản mà còn xuất hiện rất nhiều lễ cúng vào những dịp khác nhau do đó mọi người cần chú ý để có sự chuẩn bị cho chu toàn nhất.

Sau lễ tang sẽ có những lễ cúng nào nhất định cần nắm rõ?

Sau lễ tang sẽ có những lễ cúng nào nhất định cần nắm rõ?

Với những thông tin được cung cấp ngay dưới bài viết sau đây sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức cần thiết về lễ cúng sau đám tang như thế nào, cũng như cách chuẩn bị và bài cúng sao cho chuẩn xác và phù hợp nhất. Đầu tiên, hãy đi tìm hiểu về cách hiểu đơn giản về lễ cúng này nghĩa là gì để có thể nắm rõ những lễ cúng sau đó một cách cụ thể nhất nhé!

Lễ cúng sau đám tang là gì?

Lễ cúng sau đám tang là sau khi đám tang kết thúc, gia đình sẽ tiến hành làm lễ cúng tùy theo mốc thời gian cụ thể mà việc chuẩn bị đồ lễ, cách cúng bái, văn khấn… sẽ có sự khác nhau cho phù hợp. Những lễ cúng được thực hiện sau đám tang của người thân chính là cách để con cháu có thể bày tỏ tấm lòng thành kính, hiếu thảo đối với những bậc sinh thành cũng như người đã khuất và điều này cũng là sự tưởng nhớ đối với người đã mất khi họ không còn trên cõi đời.

Những lễ cúng sau đám tang cần phải biết

Như vậy, dễ dàng nhận thấy từ những phong tục xưa của người Việt, lễ cúng sau đám tang thường có rất nhiều lễ nghi khác nhau như cúng cửa mả, cúng 3 ngày, cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, cúng giỗ đầu, cúng giỗ hết, lễ cúng giỗ thường, … Với mỗi loại lễ cúng sẽ có những lễ nghi, đồ lễ, văn khấn… khác nhau, dưới đây sẽ là cụ thể về từng loại lễ cúng mà gia chủ cần lưu ý.

Lễ cúng mở cửa mả

Lễ cúng mở cửa mả hay còn được gọi với tên gọi khác là Lễ Tam Chiêu hay lễ cúng 3 ngày là một lễ cúng sau đám tang thường thấy ở Việt Nam. Lễ cúng này sẽ được thực hiện sau khi người mất được chôn cất sau 3 ngày – dựa trên chính tín niệm vong hồn người đã mất cần được mở cửa mả sau 3 ngày để có thể sớm siêu thoát về cõi Tịnh độ.

Lễ cúng mở cửa mả được thực hiện sau 3 ngày người đã mất

Lễ cúng mở cửa mả được thực hiện sau 3 ngày người đã mất

Đối với nghi lễ cúng được thực hiện sau đám tang này sẽ cần chuẩn bị những lễ vật cơ bản như sau:

  • Thang: 1 cái, đối với nam 7 bậc, đối với nữ 9 bậc
  • Gà trống: 1 con
  • Mía lau để cả ngọn: 1 cây
  • Hoa tươi: 2 bình
  • Hoa quả: 2 đĩa
  • Ông trúc: 3 ống với kích thước 40cm, đầu nhọn cắm xuống đất, đầu bằng đựng lần lượt nước, muối, gạo và phía trên miệng cần được bọc lại.
  • Đèn cầy: 4 cây, vàng mã, 5 thứ đậu, 5 thẻ tre dài 4 tấc được vót nhọn, 6 chén chè, 2 đĩa xôi, 1 bộ tam sên, 7 cái chén, 1 bình trà, 1 bình rượu.

Lễ cúng mở cửa mả là lễ nghi cực kỳ quan trọng trong những lễ cúng sau đám tang mà gia chủ cần lưu ý và thực hiện một cách cẩn trọng nhất.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn văn khấn xây mộ mới chi tiết nhất

Lễ cúng 49 ngày

Sau lễ cúng mở cửa mả sẽ là lễ cúng 49 ngày hay còn được gọi là lễ chung thất, lễ nghi này được coi là buổi lễ mở đầu sau khi người thân đã qua đời được đủ 49 ngày.

Nguồn gốc của lễ cúng 49 ngày trong lễ cúng sau đám tang đó chính là theo Phật giáo khi người mất trút hơi thở cuối hồn lìa khỏi xác thì lúc này linh hồn sẽ phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài đến 7 ngày sau đó linh hồn phải đi qua khu vực điện lớn ở Âm ti. Sau thời gian 7 tuần vong hồn mới thực sự được siêu thoát, do đó đây sẽ là khoảng thời gian đưa linh hồn người mất nương nhờ cửa Phật.

Về chuẩn bị lễ vật cúng 49 ngày trong lễ cúng sau đám tang cần chuẩn bị sẽ có sự khác nhau giữa những vùng miền cũng như tôn giáo. Thông thường sẽ là những món chay bởi theo lễ nghi nhà Phật không sát sinh vì có thể ảnh hưởng đến người đã khuất. Ngoài mâm đồ chay như thường thì cần chuẩn bị một số đồ lễ cơ bản như hương thơm, hoa tươi, kẹo, sữa, bánh kẹo, trái cây tươi.

Lễ cúng 49 ngày nên chuẩn bị đồ chay, tránh sát sinh để vong linh được Tịnh độ

Lễ cúng 49 ngày nên chuẩn bị đồ chay, tránh sát sinh để vong linh được Tịnh độ

Khi thực hiện lễ cúng sau đám tang 49 ngày, con cháu sẽ đọc kinh Phật, làm mâm cơm khách, vừa thể hiện lòng thành kính vừa để cảm ơn anh em bạn bè, người thân, hàng xóm để đưa tiễn thân nhân của họ vào tang lễ trước đó.

Lễ cúng 100 ngày

Lễ cúng 100 ngày hay còn được gọi là lễ Tốt khốc (hay thôi khóc), với quan niệm xa xưa trong khoảng thời gian 100 ngày thì vong linh người mất vẫn chưa tan và còn phảng phất trong ngôi nhà. Do đó, để vong linh họ có thể yên nghỉ về nơi chín suối thì gia đình cần thực hiện lễ cúng sau đám tang 100 ngày cho người đã khuất.

Lễ cúng 100 ngày có ý nghĩa quan trọng, vừa thể hiện tấm lòng thành kính của người còn sống với người đã mất vừa cầu nguyện cho vong linh của họ được yên nghỉ không còn vướng bận bụi trần.

Lễ cúng 100 ngày sau khi mất có ý nghĩa quan trọng

Lễ cúng 100 ngày sau khi mất có ý nghĩa quan trọng

Cúng lễ 100 ngày thường được tổ chức đơn giản trong phạm vi gia đình với mâm cỗ được sửa soạn chu đáo để cúng gia tiên kết hợp đọc bài văn khấn, kinh chú tụng cho người đã mất. Với lễ cúng sau đám tang này dù không khí bi thương đã giảm bớt nhưng tình cảm và tấm lòng thành kính vẫn không hề mất đi.

>>> Đọc thêm: Lễ nhập quan là gì và những thủ tục cần phải làm

Lễ cúng giỗ đầu

Đối với lễ cúng ngày giỗ đầu hay còn được gọi là Tiểu Tường – được thực hiện đúng 1 năm người đã mất. Lễ giỗ đầu vẫn thuộc một trong hai lễ cúng sau đám tang nên cần chuẩn bị hết sức trang nghiêm, thể hiện sự bi ai, sầu thẳm giống như những ngày để tang vào năm trước.

Vào lễ cúng giỗ đầu, con cháu đều phải mặc lễ tang, đeo khăn như đưa đám cùng chuẩn bị những lễ vật cơ bản như mâm cơm cúng lễ, xôi, gà, 2 món mặn cùng 2 canh, hoa quả, hương nến, tiền vàng, quần áo, ngựa giấy, xe cộ, hình nhân, …

Lễ cúng giỗ hết

Lễ cúng giỗ hết còn được gọi là Giỗ Đại tường – đây là ngày giỗ vào năm thứ 2 vẫn thuộc một trong những lễ cúng sau đám tang cần được chú ý. Con cháu vào ngày này vẫn mặc trang phục như bình thường và được cử hàng khá cẩn thận và chu đáo.

Lễ cúng giỗ hết cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo và cẩn thận

Lễ cúng giỗ hết cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo và cẩn thận

Đồ cúng khi giỗ hết được chuẩn bị tương tự như giỗ đầu nhưng trong lễ cúng này sẽ hóa hết những đồ tang… như một cách thể hiện rẳng kỳ tang đã kết thúc.

Lễ cúng giỗ thường

Giỗ thường vẫn là một lễ cúng sau đám tang mà gia chủ cần hết sức coi trọng và lưu tâm, bởi sau 3 năm dứt tang thì năm thứ 4 của ngày giỗ chính là ngày giỗ thường. Theo như quan niệm xa xưa đây là ngày Cát Kỵ và công tác chuẩn bị, sắm đồ lễ cũng có sự khác biệt.

Ngoài việc sắm lễ, con cháu cần nấu cơm cúng, văn khấn gia tiên, ông bà tổ tiên… và kể từ năm thứ 4, đến ngày giỗ con cháu không chỉ về báo hiếu lễ nghĩa mà còn là dịp cùng nhau quây quần, gắn kết tình cảm gia đình.

Ngày giỗ thường được tổ chức hàng năm nên quy mô nên nhỏ gọn, đơn giản, gia chủ làm mâm cơm thắp hương gia tiên, người đã mất sau đó hóa vàng, hạ lễ cho con cháu thụ lộc.

Như vậy, việc chuẩn bị những lễ cúng sau đám tang là điều hết sức quan trọng và cần thiết mà mọi người cần lưu tâm. Hy vọng với những kiến thức ở trên sẽ giúp ích cho mọi người về phong tục lễ tang truyền thống theo quan niệm của người Việt Nam. 

go top
Button play video vr360
Mở VR360
Button messenger
Chat ngay