Ý nghĩa và bài văn khấn phong tục tảo mộ của người Việt

15/01/2023 400

Thăm viếng phần mộ tổ tiên, ông bà (tảo mộ) vào ngày tết là một trong những văn hóa truyền thông vô cùng tốt đẹp của người Việt. Tảo mộ chính là phong tục thể hiện lòng thành kính, lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên và mỗi dịp cuối năm.  Vậy, ý nghĩa của phong tục tảo mộ là gì? Bài văn khấn khi đi tảo mộ như thế nào? Cần lưu ý gì khi đi tảo mộ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hoa Viên Bình An nhé !.  

Phong tục tảo mộ là gì? 

Phong tục tảo mộ trong văn hóa của người Việt 

Phong tục tảo mộ trong văn hóa của người Việt 

Trong văn hoa hóa của người Việt. Khi hết năm cũ đón năm mới mọi thứ đều phải sửa sang cho mới mẻ kể cả đối với những người đã khuất. Vậy nên, ngày tảo mộ không chỉ sửa sang lại phần mộ cho sạch đẹp gọn gàng mà còn là dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy ra trong một năm với gia đình, dòng họ. 

Tảo mộ cũng là dịp mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với gia đình, Do đó, ở nhiều nơi còn có tục rước ông bà về vào trưa 30 tết. Sau đó tiễn ông bà đi vào trưa mùng 3-4 Tết. 

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn văn khấn xây mộ mới chi tiết nhất

Ý nghĩa của phong tục tảo mộ

Tảo mộ là việc dọn dẹp cỏ dại, lau chùi sạch sẽ những nấm mộ. Ngoài ra, có thể sửa sang, tu bổ cho những phần mộ của ông bà tổ tiên, những người quá cố. Tảo mộ thường diễn ra từ 20 tháng chạp đến tối 30 tết tùy theo truyền thống của từng dòng họ, gia đình. 

Tảo mộ cũng là dịp để con cháu sum vầy và giãi bày tâm tư, tình cảm 

Tảo mộ cũng là dịp để con cháu sum vầy và giãi bày tâm tư, tình cảm 

Tảo mộ cũng là dịp để con cháu sum vầy và giãi bày tâm tư, tình cảm với những người đã khuất trong những năm vừa qua. Tảo mộ còn có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên nhắc nhở con cháu về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.   

Cách sắm lễ mâm cúng tảo mộ của người Việt

Cách sắm mâm cúng tảo mộ 

Cách sắm mâm cúng tảo mộ 

Việc chuẩn bị những vật phẩm cúng lễ sao cho đúng và đủ khi đi tảo mộ là một điều vô cùng quan trọng. Trong đó, có một số lễ vật không thể thiếu như đèn, trà, rượu, nước trong, tiền vàng, nhanh và trái cây. Tùy theo phong tục, truyền thống của từng dòng họ, gia đình có thể là làm lễ lễ chay hoặc mặn. Đối với lễ chay cần chuyển bị thêm bánh gạo, muối, mật, xôi chè. Còn đối với lễ mặn cần chuẩn bị thêm chân giò, gà luộc, khoanh giò. 

Một điều đặc biệt đó chính là tấm lòng thành của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Vậy nên, mọi việc cần được xuất phát từ tâm với lòng thành kính và biết ơn.  

>>> Đọc thêm: Cách chăm sóc mộ phần giúp tạo phúc lộc trường tồn

Bài văn khấn tục tảo mộ của người Việt Nam

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.

- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

- Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:…………………..

Hôm nay là ngày… tháng Chạp năm Canh Tý, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:…………..

Ngụ tại:…………..

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:............... có phần mộ táng tại………… được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám. Phù hộ độ trì

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Những lưu ý khi đi tảo mộ

Một số lưu ý khi đi tảo mộ 

Một số lưu ý khi đi tảo mộ 

Thời gian tốt nhất để đi tảo mộ đó chính là từ ngày 20 âm lịch trở đi và bạn nên đi vào những ngày trời ấm áp, tạnh ráo. Không nên đi quá sớm hoặc tối muộn khi trời đã tối bởi vì những lúc như thế này không khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe. 

Khi đi tảo mộ cần có thái độ thành khẩn, cung kính. Nếu gặp các ngôi mộ trên đường đi cũng nên có thái độ cung kính, tránh các tình trạng dẫm đạp lên những phần mộ khác.  

Tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể đi tảo mộ. Bởi vì đây cũng có thể coi là một dịp mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, cùng nhớ về  những người đã khuất. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, người ốm yếu và người mang bầu nên hạn chế do nghĩa trang là nơi có âm khí nặng, nhiều loại vi khuẩn sinh sôi.

Hoa mang lễ nên là hoa cúc hoặc hoa lay ơn. Còn cây trồng xung quanh phần mộ thường là xương rồng, đinh lăng để bảo vệ phần mộ.

 Bài viết trên đây là những thông tin về việc tảo mộ và ý nghĩa của việc tảo mộ trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam cũng như những vật cần chuẩn bị khi đi tảo mộ. Hy vọng sẽ giúp ích được cho banj vào dịp tết Nguyên Đán sắp tới.  

go top
Button play video vr360
Mở VR360
Button messenger
Chat ngay