Thủy táng - Nghi thức an táng phổ biến của cư dân các vùng ven biển

11/12/2023 384

Khi người thân trút hơi thở cuối cùng, gia quyến đều mong sẽ đưa được linh cữu người mất về nơi an nghỉ an yên. Địa táng, hỏa táng hiện đều là những nghi thức an táng cho người mất quen thuộc hiện nay. Thế nhưng, dạo gần đây, hình thức thủy táng lại nhận được sự quan tâm và nhiều lượt thắc mắc . Để giải đáp đầy đủ nhất cho câu hỏi “Thủy táng linh cữu người đã mất là gì?” hay “Nguồn gốc phương thức thủy táng bắt nguồn từ đâu?” Ngay trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Hoa Viên Bình An tìm hiểu về phương thức thủy táng sớm đã lưu vết trong văn hóa tâm linh của cộng đồng ngư dân.

Thủy táng là gì?

Thủy táng hay còn được biết đến với tên gọi ngư táng, đây là hình thức an táng linh cửu sau khi qua đời, xác của người chết sẽ được làm lễ và rồi thả xuống biển, hoặc có thể kết hợp hình thức hỏa táng sau đó rắc tro cốt xuống sông, biển.

Thủy táng là gì?

Thủy táng là gì?

Hình thức thủy táng sớm đã được tín đồ đạo Hindu (Ấn Độ) chọn làm hình thức mai táng chính. Sau khi mất, xác hoặc tro cốt người đã khuất sẽ được thả xuống dòng sông Hằng. Tương truyền từ người dân Hindu, dưới đáy dòng sông Hằng linh thiêng là lượng lớn khối xương người, và trung bình mỗi ngày có hàng chục thi thể người được an táng tại đây. Tuy nhiên tại Việt Nam, hỏa táng và địa táng vẫn là hình thức mai táng chính, thủy táng chỉ xuất hiện đâu đó ở một vài cộng đồng dân tộc hoặc những trường hợp bắt buộc, chưa được phần lớn người dân đón nhận.

Nguồn gốc của thủy táng

Dựa trên kết quả nghiên cứu văn hóa cổ đại, thủy táng không chỉ có mặt ở Việt Nam mà nó còn khá phổ biến ở những cư dân ven biển và trên các đảo nhỏ lân cận vùng Đông Nam Á. Đặc biệt, đối với ngư dân xứ Quảng, nghi thức thủy táng hiện nay đã trở thành ký ức của những lão ngư.

Đại đa số người dân đi biển ở xứ Quảng họ đều theo đạo Phật và giữ tục thờ cúng ông bà. Từ đức tin vạn vật hữu linh, họ luôn có niềm tin mãnh liệt về biển cả linh thiêng, điều này thường được nhắc đến trong các bài kinh Phật giáo, xác thân con người được quan niệm là do tứ đại là đất, nước, gió, lửa hợp thành, vì thế sau khi chết tứ đại trả về với tứ đại, phần tinh thần là thần thức và linh hồn không thuộc về thể xác.

Nghi thức thủy táng hiện nay đã trở thành ký ức của những lão ngư

Nghi thức thủy táng hiện nay đã trở thành ký ức của những lão ngư

Khi chết, xác thân và thần thức đã được tách thành hai phần riêng biệt, vì vậy mà thủy táng thì thần thức sẽ không bị lạnh lẽo như quan niệm của đa số người dân Việt, bởi vì trong giáo lý của Phật giáo nói rằng con người sinh ra đều do lòng luyến ái - “Ái bất nhiễm bất sanh ta bà”.

Được biết những người khi còn sống, họ thường luyến tiếc thân thể, khi chết thần thức cũng dễ bám víu vào xác thân của mình. Do vậy tục thủy táng đối với người đi biển cũng là một trợ duyên giúp linh hồn của họ nhanh chóng được thọ sanh sang kiếp khác.

Con người sinh ra đều do lòng luyến ái - “Ái bất nhiễm bất sanh ta bà”

Con người sinh ra đều do lòng luyến ái - “Ái bất nhiễm bất sanh ta bà”

Ngư dân nơi đây còn cho rằng đại dương chính là cội nguồn sinh mệnh, nơi con người được sinh ra và cũng là điểm tìm về khi qua đời. Nếu người chết được thả ra biển, thi thể của họ sẽ hòa vào dòng nước anh linh để được siêu thoát. Không gian biển mang tầng nghĩa tượng trưng cho sự bất tử, thần linh và hạnh phúc, khi được thủy táng thì linh hồn người chết sẽ ra đi thanh thản hơn.

Công nghệ thủy tác và những ưu điểm cần biết

Phong tục thủy táng thời xưa tưởng chừng như không gây ô nhiễm cho môi trường chung. Thế nhưng việc thi hài phân hủy dưới lòng biển có thể gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước và ảnh hưởng đến cả tâm linh. Đến với công nghệ thủy táng hiện đại ngày nay, thi hài của người mất sẽ được phân hủy nhờ vào nước và dung dịch kiềm. Và đây cũng là phương thức thủy táng được kỳ vọng nhiều nhất trong tương lai.

Công nghệ này không gây ảnh hưởng đến môi trường chung. Thi hài người mất sẽ được vô trùng trước khi thủy táng mang đến sự an toàn tuyệt đối. Không chỉ có vậy, công nghệ này giúp các gia quyến có thể giữ lại trọn vẹn hài cốt của người đã khuất. Đây chính là những lợi ích được đánh giá cao mà thủy táng có thể đem đến cho chúng ta.

Công nghệ thủy tác và những ưu điểm cần biết

Về ý nghĩa tâm linh, hài cốt của người đã mất được giữ lại trọn vẹn sẽ đem đến sự an tâm trọn vẹn cho gia đình. Người đã mất khi đó cũng cảm thấy được thanh thản, mát mẻ, nhẹ nhàng chìm vào giấc ngàn thu. Nhiều gia quyến cảm thấy rất xót xa khi chứng kiến thi hài người thân được đưa vào phòng hỏa táng. Chịu nóng chịu lửa đau rát.

Tuy nhiên đối với công nghệ thủy táng này lại vô cùng nhẹ nhàng, từ đó gia chủ cũng có phần nào an lòng hơn.

Trong thời gian tới, công nghệ thủy táng sẽ được chuyển về Việt Nam để phục vụ nhu cầu của người dân và góp phần bảo vệ môi trường. Với những ưu điểm vượt trội so với các hình thức mai táng khác, Hoa Viên Bình An hy vọng rằng công nghệ thủy táng sẽ trở nên phổ biến tại Việt Nam trong tương lai.

go top
Button play video vr360
Mở VR360
Button messenger
Chat ngay