[Đầy đủ] Thủ tục tổ chức tang lễ cho người mất chi tiết và đúng quy trình

12/12/2023 140

Nghi thức tang ma được xem như sự tôn trọng và thành kính mà người còn sống dành cho người vừa mới qua đời. Đối với tập quán của người Việt Nam ta, linh hồn con người là một thứ vô cùng thiêng liêng và cao cả.Thế nhưng, thực tế không phải ai cũng có thể nắm được chi tiết và ý nghĩa của nghi thức này. Sau đây, Hoa Viên Bình An  sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về phong tục đám tang để mọi người cùng tham khảo.

Nghi thức tang ma tại Việt Nam

Nghi thức tang ma tại Việt Nam

Giai đoạn 1 - Trước khi phát tang

- Báo tang: Điện báo cho con cháu nội ngoại xa gần biết, thu xếp về chịu tang. Đồng thời báo cho chính quyền, tổ chức xã hội, đoàn thể, cơ quan đơn vị để có sự phối hợp lo việc hậu sự chu đáo. Liên hệ ban quản trang ký hợp đồng việc mai táng.

- Thành lập ban tang lễ: cử người làm Trưởng ban. Thường một công dân mất, do trưởng xóm, trưởng làng, hoặc trưởng khu phố làm Trưởng ban lễ tang. Các thành phần gồm có: đại diện Mặt trận, đại diện tổ chức xã hội, đại diện đoàn thể, đại diện cơ quan, đơn vị và đại diện gia đình.  Sau khi thành lập Ban lễ tang, ra Thông báo, Cáo phó hoặc Tin buồn cho mọi người biết. Thông thường là viết TIN BUỒN trên một tờ giấy rộng, chữ chân phương rõ ràng.

- Bày biện phòng tang và lập bàn thờ vong:  Ở thành phố đồ trang trí này thường đoợc các công ty dịch vụ tang lễ làm trọn gói từ A đến Z, kể cả việc cần đưa đi hỏa táng.  Còn ở nông thôn, Chính quyền thôn và Chi hội Người cao tuổi chủ động sắm trước, may cờ tang, trống cái và các thứ phục vụ cho Tang lễ, theo quỹ đóng góp tự nguyện của toàn dân.  Bàn thờ vong gồm có: Ảnh người quá cố, bài vị, minh tinh, bát hương, lọ hoa, mâm hoa quả, đĩa xôi con gà. Nếu có huân huy chương đặt trong hộp kính để bên cạnh ảnh. Một đĩa để khách đặt đồ phúng viếng… Có nơi để hai cây chuối con ở hai bên, thể hiện màu xanh cuộc sống.

- Vệ sinh thi thể người quá cố: Cần tiến hành nhanh, càng sớm càng tốt không nên để lâu. Để lâu cứng các khớp sẽ khó khăn khi nhập quan. Nấu nước ngũ vị hương, dùng khăn mềm lau rửa toàn thân sạch sẽ. Cắt móng tay, móng chân, chải đầu. Dùng tất nilon lồng vào hai bàn tay và hai bàn chân, để thuận tiện cho sau này, khi cải táng gom đủ các đốt tay và chân. Sau đó thay quần áo mới cho người chết. Nữ giới thêm đồ trang sức giả như vòng, nhẫn, dây chuyền, hoa tai… cho đẹp (có thể đánh phấn cho dung mạo hồng hào). Hai bàn tay để úp trên bụng, cột hai ngón tay cái và hai ngón chân cái lại. Có người cho rằng buộc như vậy là “trói” trước khi chôn! Người chết là “nhắm mắt xuôi tay”, nên để hai tay xuôi theo người. Dùng một dây vải rộng bản giống băng y tế, luồn qua lưng và buộc cố định hai vai lại, không để vai nở ra, nhằm khi nhập quan được dễ dàng.

- Bỏ gạo và tiền vào miệng người mất: Dùng đũa tách hai hàm răng ra, rồi bỏ gạo nếp rang và 3 đồng tiền trinh, có nhà còn bỏ thêm một chút xíu vàng sống vào mồm người chết  Trước kia nhà giàu có, thế gia vọng tộc còn bỏ 9 hạt trân châu. Người xưa quan niệm để trừ tà ma ác quỷ và có tiền ăn tiêu, đi đường. Thực ra có ý nghĩa rất vệ sinh. Gạo nở ra hút nước, kim loại hạn chế xú khí.


Trước khi phát tang

Giai đoạn 2 - Tổ chức tang lễ

- Nghi thức khâm liệm: Sau khi kèn trống đã thổi một hồi dài thì người ta bắt đầu tiến hành khâm liệm. Người khâm liệm bỏ khăn che mặt và đũa ngáng miệng ra, sau đó người ta dùng vải trắng gói người chết lại, gáy được gối lên hai chiếc bát úp. Phong tục không thể thiếu là bỏ một bộ chắn vào quan tài để khử trùng và để tre chở cho người mất.

- Nhập quan: Là quá trình đưa thi hài vào quan tài, lúc này thầy cúng sẽ thắp hương khấn vái rồi làm thủ tục phát mộc dùng dao chặt vào bốn góc của quan tài. Hành động này nhằm đuổi ma quỷ và mộc tinh ra khỏi người thân. Lúc này, con cháu sẽ mặc tang phục đứng hai bên cùng với họ hàng rồi sau đó, người bên trại hòm sẽ nâng nhẹ thi hài và đặt vào quan tài.

- Lễ phát tang: trong lúc này, chủ lễ sẽ làm lễ phát tang, số khăn tang, mũ mấn sẽ được chuẩn bị đủ với số con cháu đặt vào một chiếc mâm trên hương án. Trong lúc làm lễ thì con cháu phải chắp tay quỳ khấn ở dưới. Sau khi nghi thức được cử hành thì con trưởng sẽ phát khăn tang và áo cho mọi người, và nếu người vắng mặt thì để lại trên mâm. Thông thường, vợ, con trai, con gái, cháu đích tôn thì được phát quần áo và khăn tang, còn với họ hàng, con cháu thì chỉ cần quấn khăn tang là được.

- Phúng viếng: Đây là một nghi thức không thể thiếu trong bất cứ đám tang nào. Sau khi phát tang họ hàng thân thiết sẽ đến phúng trước, lúc này con cháu sẽ luôn túc trực đứng bên cạnh bàn thờ vong để đáp nghĩa. Thông thường thì họ hàng sẽ phúng hương hoa, xôi gà còn họ hàng bạn bè thì phúng hương với phong bì.

Tổ chức tang lễ

Tổ chức tang lễ

- Nghi thức tế vong: Buổi tối khi phúng viếng đã vãn khách, thì phường hiếu sẽ làm lễ tế vong. Lúc này người nhà sẽ chuẩn bị cơm rượu thịt đầy đủ để dang lên bàn thờ vong.

- Quay Cữu: Nghi thức này sẽ được thực hiện vào đúng 12 giờ đêm người ta làm lễ quay cữu, quan tài được quay theo chiều ngang của ngôi nhà đầu quay về phía bàn thờ chân quay ra ngoài cửa.

- Tế Cơm: Và ngay vào sáng hôm sau, khi người nhà chuẩn bị bát cơm, quả trứng, một đĩa muối, một chén nước lã lần lượt dâng từng thứ lên bàn thờ vong để cúng vào sáng sớm.

- Nghi thức Động quan (cất đám): đây là một nghi thức quan trọng mà các gia đình thường sẽ coi thời gian để làm lễ động quan cho thuận lợi. Sau khi thực hiện nghi thức, quan tài sẽ được đậy nắp và ván thiên lại và rồi được đưa lên xe tang để ra đến nghĩa trang hoặc cơ sở hỏa táng. Song song đó, người thân sẽ đại diện đứng ra cảm ơn bà con, bạn bè đã đến viếng thăm. Suốt quá trình đưa người mất ra nghĩa trang cờ, trướng đi trước linh cữu đi sau, con cái đi sau linh cữu kèn trống được đánh liên hồi, và vừa đi vừa rải vàng mã tiền lẻ từ nhà đến nghĩa trang. Bên cạnh đó, đối với các tang lễ tôn giáo thì lúc này linh cửu sẽ được điệu ra đến nhà thờ để làm lễ trước khi được đưa đến nghĩa trang hoặc đài hỏa táng.

- Hạ huyệt hoặc hỏa thiêu: Thông thường, huyệt sẽ được chuẩn bị từ chiều hôm trước, khi quan tài cho xuống huyệt thì con trai sẽ lấp miếng đất đầu tiên, sau đó rồi đến các con cháu mỗi người lấp một miếng để thể hiện tình cảm (ý nghĩa đắp mộ cho cha mẹ).Trong thời gian này, lời khuyên của ông bà ta, con cháu không nên khóc lóc tiết nuối níu giữ người thân vì như vậy sẽ khiến cho hồn người mất sẽ khó mà siêu thoát.

- Rước vong về thờ: Tiếp theo với nghi thức an táng tại nghĩa trang, người thân có thể rước ảnh của người đã khuất về nhà để thờ trên bàn thờ vong, bàn thờ phải có hương khói, đèn nhang hàng ngày. Đồng thời, trong thời gian này, gia chủ ăn gì thì sẽ cúng thứ đấy cho người thân của mình.

Giai đoạn 3 - Các nghi thức sau tang lễ

- Cúng tuần (7 ngày sau khi người thân qua đời) 

- Cúng 49 ngày (lễ cúng Thất sau 49 ngày người thân qua đời)

- Cúng 100 ngày (lễ cúng sau 100 ngày người thân qua đời)

Bàn thờ vong cho người mới mất

Bàn thờ vong cho người mới mất

Với trọn vẹn nghi thức đầy đủ của một đám tang được tổ chức đúng chuẩn theo phong tục của người Việt Nam mà Hoa Viên Bình An mang đến hy vọng sẽ giúp ích cho các gia đình trong việc tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ các nghi lễ này. Đồng thời, các gia đình cũng có thể liên hệ với các dịch vụ mai táng tphcm để được hỗ trợ chi tiết các nghi thức này để giúp gia đình chỉn chu trong việc tổ chức nghi thức tiễn đưa người thân của mình.

Bên cạnh đó, quý gia đình tang quyến cũng có thể liên hệ với Hoa Viên Bình An để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất các dịch vụ mai táng trọn gói uy tín nhất.

 

go top
Button play video vr360
Mở VR360
Button messenger
Chat ngay