Tin tức
Đốt đèn dưới quan tài là một phần nghi lễ truyền thống khi tiễn đưa người thân vào cõi bên kia của người Việt Nam ta. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ được ý nghĩa cũng như lý do tại sao lại phải đốt đèn dưới quan tài. Ngay trong bài viết này, Hoa Viên Bình An sẽ cùng bạn giải đáp câu hỏi “Tại sao phải đốt đèn dưới quan tài? “ và cái siêu dưới quan tài có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa tâm linh của người Việt.
Tổ chức tang lễ, lo hậu sự cho người đã mất hoàn chỉnh, người sống mới có thể an yên. Ai cũng tiếc thương cho người ra đi. Đám tang chính là thời khắc chia buồn, đưa tiễn. Phong tục ma chay bao gồm việc cúng bái linh hồn người mất, lễ viếng, mai táng. Tất cả những điều này đều là cơ hội cuối cùng để những người còn sống thể hiện lòng kính trọng với người đã mất. Hoàn thành tâm nguyện với người đã mất chính là điều mà chúng ta nên làm. Ý nghĩa của nghi thức này chính là để người mất được thanh thản.
Là phật tử chúng ta cần phải hiểu rõ và bài trừ những tập quán xấu, đó cũng là góp một phần công sức vào việc bảo vệ chánh pháp. Hủ tục đốt đèn dưới quan tài không những phản khoa học mà hoàn toàn đi trái với giáo lý của Đức Phật. Vậy, tại sao phải đốt đèn dưới quan tài? Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới hủ tục này. Nhiều người cho rằng chong đèn để thi thể người chết lâu không xì ra mùi xú uế, lại có người cho rằng để ngọn đèn dưới đáy hòm chủ yếu đừng cho người chết dậy hồn thư.
Tuy nhiên, tất cả những điều này đều phản khoa học. Bởi khi chong đèn, khí Metal (CH4) gặp lửa sẽ cháy thành khói sáng xanh chỉ phút chốc tan hết. Khí Metan gặp lửa sẽ bốc cháy, có khi khối khí nén nhiều trong hòm nó sẽ bị nổ tung lên. Như vậy, việc chong đèn càng nguy hiểm mà chẳng mang lại lợi ích gì cả. Về vấn đề tâm linh, hồn thư là ai chẳng ai biết. Nguyên nhân do đám Thầy pháp muốn có việc làm để hưởng lợi và gây dựng hệ phái mê tín. Xét lại hủ tục này bậy bạ và vô nghĩa, thế mà nó vẫn kéo dài cho đến ngày nay.
Để hiểu rõ hơn về tại sao phải đốt đèn dưới quan tài, trước hết hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và xuất xứ. Ở thời Tam Quốc Gia Cát Lượng 6 lần ra Kỳ Sơn đánh với Tư Mã Ý, đến lần thứ 6, Gia Cát Lượng xem Thiên tượng thấy sao bổn mạng của ông bị lu mờ và rời khỏi vị trí.
Ông cho rằng mình sắp chết nên đã gọi tướng thân cận là Khương Duy, dạy bảo và trao tướng lệnh. Gia Cát Lượng dặn rằng: “Khi ta chết tuyệt đối không cho quan sĩ khóc và để tang, để ta đặt ngồi trên một chiếc ghế, tay phải cầm quạt lông, tay trái cầm cuốn bình thơ, đôi mắt lấy kim nhỏ chỏi mí lên, dưới đích ghế chong một ngọn đèn.”
Ngọn đèn này sẽ giúp cho cơ thể Gia Cát Lượng “vững như núi Thái Sơn”, từ đó Tư Mã Ý sẽ không biết được ông đã mất. Nhờ vậy, sĩ quân của Gia Cát Lượng đã rút quân về Tây Thục an toàn, không gặp bất kỳ nguy hiểm gì.
Có thể thấy Gia Cát Khổng Minh Ông đã dùng thuật chong đèn để ếm sao bổn mạng không cho rơi tắt, mục đích là muốn đánh lừa Tư Mã Ý và bảo vệ đội quân của mình. Từ đó đến nay mới xuất hiện thủ tục đốt nến dưới quan tài người đã chết. Tuy nhiên hiện nay đã có một số dẫn chứng khác lý giải về vấn đề này.
Phong tục đốt đèn cầy dưới quan tài kết hợp giữa truyền thống và tín ngưỡng tâm linh. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống lâu đời của người dân Đông Á, được thực hiện như một cách thể hiện lòng thành kính và sự tri ân tới tổ tiên. Việc đốt đèn cầy còn thể hiện niềm tin vào cuộc sống sau cái chết và sự liên kết giữa hai thế giới – thế gian và thế giới tâm linh.
Những điều này cho thấy đèn cầy dưới quan tài không chỉ đơn thuần là một phong tục truyền thống, mà nó còn mang ý nghĩa tâm linh cao và là một biểu tượng tôn kính và tri ân đối với tổ tiên và người đã khuất. Việc đốt đèn cầy cũng là cách để gia đình duy trì niềm tin và hy vọng vào cuộc sống sau cái chết và mang lại phước lộc cho gia chủ.
Trên đây là toàn bộ lý do tại sao phải đốt đèn dưới quan tà.. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!