Tin tức
Vệ sinh, lau dọn bàn thờ là một công việc không thể thiếu ở mỗi gia đình, đặc biệt vào những dịp lễ, Tết hay các ngày giỗ chạp thì gia chủ cần phải thực hiện lau dọn bàn thờ. Vậy có những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ nào, bạn hãy cũng tham khảo bài viết dưới đây của Hoa Viên Bình An để thực hiện cho đúng cách.
Nội dung bài viết
Bàn thờ là khu vực thờ cúng tâm linh quan trọng của mỗi gia đình, vì thế phải luôn trang nghiêm, sạch sẽ. Điều này bày tỏ được lòng thành kính của mình đối với các vị chư thần và gia tiên, tiền tổ. Việc lau dọn bàn thờ thường xuyên phải làm nhưng có nhiều người vẫn chưa biết cách lau dọn phù hợp và đúng với phong thủy.
Đặc biệt, gia chủ cần lưu ý những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ sau đây:
Nếu một bát hương đã đầy, trong dịp lau dọn gia chủ thường tỉa và đổ chân hương. Tuy nhiên, việc này yêu cần các yếu tố về phong thủy và tâm linh bởi nếu không làm đúng cách sẽ khiến tài lộc bị tiêu tán. Nếu tỉa chân hương thì bạn phải chú ý không được lấy hết tất cả chân hương mà cần để lại khoảng 3, 5 hoặc 7 chân.
Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ tỉa và đổ chân hương sai cách
Chân hương sau khi tỉa không vứt bừa bãi bơi theo quan niệm của ông cha việc này sẽ tán tài lộc của gia đình. Vì thế, chân hương khi rút ra thường sẽ lấy tất cả tro và thả xuống dòng sông hoặc đốt thành tro và hòa vào nước để bón cho cây.
Xem thêm >> Những điều kiêng kỵ trong 100 ngày có tang người thân cần biết
Một trong những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ là không nên xê dịch bát hương. Bát hương thường để ở giữa bàn thờ, vị trí cần cố định và nếu di chuyển bát hương nhiều sẽ đem lại các vận xui xẻo. Điều này đồng nghĩa với việc lòng thành của bạn sẽ không được chứng giám. Vì thế, khi lau dọn chỉ nên lau bát hương sạch sẽ mà không nên đụng chạm đến vị trí hoặc xê dịch bát hương không đúng cách.
Tuyệt đối không xê dịch bát hương tùy tiện
Thông thường, các thầy phong thủy, tâm linh khuyên gia chủ nên sử dụng nước ấm để lau rửa bài vị. Trên bàn thờ, nếu có bài vị thần Phạt thì sẽ tiến hành lau rửa trước sau đó mới lau rửa bài vị gia tiên, tiền tổ. Việc lau rửa bài vị phải đặc biệt cẩn thận để thể hiện được lòng thành của mình.
Xem thêm >> Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương nhất định phải biết
Một trọng những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ là các vật dụng thờ cúng phải lau chùi cẩn thận. Trước khi mang lai chùi, cọ rửa phải ghi nhớ về vị trí. Sau khi rửa các đồ vật xong thì để lại đúng chỗ. Bởi những đồ vật thờ cúng trên bàn thờ đều là linh thiêng vì thế nên lau rửa cẩn thận, tuyệt đối không để đổ vỡ. Vì đây có thể sẽ làm điềm không may và thiết sự tôn trọng đối với gia tiên của mình.
Không tự ý sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên sai vị trí
Sau khi gia chủ nắm được những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ thì cần có cách vệ sinh bàn thờ đúng cách, cụ thể như sau:
Hướng dẫn vệ sinh bàn thờ đúng cách
Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ phải có một bài khấn để báo cáo và để xin phép thần linh, tổ tiên lau dọn bàn thờ. Mẫu văn khấn chuẩn nhất có thể tham khảo như sau:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con lạy Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù
Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:........ (tên người thực hiện)
Ngụ tại:......................(Địa chỉ nhà)
Con lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ. Hôm nay là ngày... tháng .... năm... , con xin được bao xái lại bàn thờ gia tiên để bàn thờ sạch sẽ và tiễn năm cũ đi, năm mới tới. Mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô, cậu bé đỏ, ... chấp thuận cho con.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Trên đây là những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ mà Hoa viên Bình An muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này giúp mọi người thực hiện lau dọn bàn thờ đúng nhất và rước thêm tài lộc, phú quý vào nhà.