Tin tức
Chắc hẳn mọi người ai cũng từng nghe đến lễ vu lan báo hiếu phải không? Nhưng bạn thực sự có biết chính xác nguồn gốc và ý nghĩa của nghi thức này ? Nếu quý vị chưa biết những điều ấy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hoa viên Bình An để có thể hiểu rõ hơn nhé.
Nội dung bài viết
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ truyền thuyết Đại đức Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Ông là đệ tử đáng kính của Phật Thích Ca. Sau khi giác ngộ, ông phát hiện mẹ mình đang chịu kiếp ngạ quỷ vì nhiều tội ác trong quá khứ. Với lòng hiếu thảo, ông mang thức ăn đến để giúp mẹ, nhưng bất ngờ thức ăn biến thành lửa vì nghiệp ác.
Trước tình cảnh đau lòng, ông tìm đến Đức Phật để tìm cách cứu mẹ. Đức Phật hướng dẫn rằng cần hợp sức các vị chư tăng để giải thoát. Ngày rằm tháng 7 là thời điểm thích hợp để cúng các vị chư tăng. Ông tuân theo lời dạy, giải thoát mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Đức Phật cũng dạy rằng việc báo hiếu cha mẹ cần thực hiện như vậy. Từ đó, Lễ Vu Lan ra đời và vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Lịch sử ra đời của lễ vu lan báo hiếu
Xem thêm >> Trọn bộ kinh vu lan báo hiếu cha mẹ bản đầy đủ nhất
Từ câu chuyện về Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ, Lễ Vu Lan đã trở thành một dịp quan trọng trong Phật giáo, để thể hiện lòng tưởng nhớ và lòng hiếu thảo của các tín đồ với cha mẹ của mình.
Trong mùa Vu Lan, mọi người thường tụng kinh, cầu siêu cho những người đã qua đời và thực hiện những hành động thiện, tích đức, mong rằng đấng sinh thành sẽ được gia tăng phúc lành, thọ trường và được giải trừ khỏi những nghiệp chướng. Ngoài ra Lễ Vu Lan báo hiếu còn mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nghi lễ khơi gợi kỉ niệm về nguồn gốc dân tộc, thúc đẩy tinh thần hiếu đạo.
Ỹ nghĩa của lễ vu lan báo hiếu
Trong phong tục Việt Nam và tín ngưỡng Phật giáo, lễ Vu Lan báo hiếu được diễn ra hàng năm với các hoạt động ý nghĩa. Hãy cùng Hoa viên Bình An khám phá nhé.
Mâm cỗ cúng trong lễ Vu Lan báo hiếu đóng vai trò quan trọng trong suốt qúa trình thực hiện. Nếu bạn chưa biết phải chuẩn bị những gì thì hãy xem những gợi ý dưới đây:
Chuẩn bị mâm cỗ cúng
Xem thêm >> Những lưu ý khi xây dựng khu mộ người Hoa chuẩn phong thuỷ
Trong lễ vu lan báo hiếu các ngôi chùa tại Việt Nam thường tiến hành nghi thức "Bông hồng cài áo" cho Phật tử. Trong nghi thức này, những người có cha mẹ còn sống sẽ cài hoa hồng đỏ lên áo, và những người đã mất cha mẹ sẽ cài hoa màu trắng.
Ban đầu, việc này được bắt đầu bởi Thiền sư Thích Nhất Hạnh thông qua cuốn sách của ông vào năm 1962. Từ đó, hình ảnh hoa hồng cài áo đã trở thành biểu tượng tiêu biểu của mùa Vu Lan, thể hiện ý nghĩa của việc báo hiếu. Biểu tượng này mang thông điệp nhắc nhở mọi người về sự biết ơn đối với đấng sinh thành.
Nghi thức thả đèn hoa đăng đã trở thành một truyền thống quan trọng trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, mang trong mình ý nghĩa sâu sắc. Đây không chỉ là một phần của tín ngưỡng Phật giáo, mà còn là phần không thể thiếu trong việc thể hiện lòng tôn kính và cầu siêu cho những người đã qua đời.
Thả đèn hoa đăng
Mỗi chiếc đèn hoa đăng được chế tạo một cách tỉ mỉ, với ngọn nến được thắp sáng trước khi được thả xuống mặt nước. Điều này tượng trưng cho việc giải thoát linh hồn và thể hiện tinh thần của những người tham gia.Bằng cách thả đèn hoa đăng, mọi người truyền tải những ý niệm tốt lành và lời nguyện cầu an lạc.
Lễ vu lan báo hiếu quả thực là một hoạt động vô cùng ý nghĩa phải không? Bạn muốn đền đáp công ơn sinh thành và cầu nguyện cho cha mẹ sức khỏe thì đây cũng là một phương pháp nên thử. Nếu như quý khách có bất cứ nhu cầu gì về xây dựng và chăm sóc mộ phần thì hãy liên hệ với Hoa viên Bình An qua: