Tin tức
Hung táng là một nghi lễ văn hóa có nguồn gốc rất lâu đời, nhằm thể hiện lòng thành kính với người đã qua đời và mong muốn họ được tiến vào một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia. Như vậy, chúng ta có thể đặt câu hỏi: Hung táng là gì? Quá trình nghi lễ này diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Vào dịp cuối năm, các gia đình Việt thường tổ chức lễ cải táng mộ phần. Thi lễ diễn ra nhằm với mục đích di chuyển lăng mộ họ hàng, ông bà, tổ tiên quy tụ tại một nơi. Nhờ đó mà con cháu dễ bề chăm sóc, sửa sang mộ phần thật chỉnh chu và tươm tất.
Tuy nhiên, dù đã có mặt từ rất lâu nhưng vẫn chưa thể tìm thấy bất kỳ sử sách nào ghi lại nguồn gốc của tục hung táng. Tục hung táng thường được truyền tai nhau, nhân gian cho rằng từ thời cư dân Bách Việt xưa đã hình thành phong tục chôn cất người đã mất một cách cẩn thận.
Bên cạnh đó, vẫn có tài liệu cho rằng tục hung táng xuất hiện lần đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Bởi thế đất của miền Bắc thường thấp trũng và việc chôn cất người quá cố có thể bị mục nát do ngâm nước quá lâu, vì vậy mà hình thành một tập tục cải táng, được lưu truyền đến thời điểm hiện tại.
Các nhà địa lý phong thủy đã giải thích phong tục hung táng theo một cách dễ hiểu hơn, họ cho rằng con người sau khi lâm chung do thường không biết trước, vì thế mà ít ai có đủ thời gian lựa chọn cho mình một thế đất tốt để đặt mộ phần. Cũng vì lý do này mà con cháu đành phải chôn cất tạm người thân một thời gian và sau đó cải táng, cách chôn cất này gọi là hung táng.
Thường sau thời gian 3 năm, khi con cháu có thời gian tìm được thế đất mới, đẹp và phù hợp với hướng tốt theo quan niệm tâm linh, gia chủ sẽ tổ chức chuyển xương cốt từ mộ hung táng (cải táng) sang vị trí mới này; cách chôn cất này được gọi là cát táng.
Theo tạp chí điện tử Văn Hiến Việt Nam có giải thích rằng cải táng còn được gọi với các tên gọi khác như bốc mộ, bốc mả, sang cát, cải mả, cải cát sang tiều. Tất cả những tên gọi này đều chỉ nói đến một việc: đào phần huyệt mộ đã chôn người chết cách ngày đào lên khoảng 3 năm hoặc hơn.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ khẳng định tục cải táng tuy đã thành một tập tục phổ biến và tồn tại lâu dài của người Kinh như một truyền thống cố hữu, thế nhưng đây không phải là một văn hóa cần truyền lại, mặt khác tục lệ này được xem là ngoại lai.
Nhà nghiên cứu đã nêu quan điểm, đây là những tập tục lâu đời của một bộ phận người Hán cổ xưa, tồn tại giữa những gia đình, gia tộc là lưu dân từ phương Bắc xuống phương Nam. Và ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn, các nhà khảo cổ học chưa phát hiện tập tục cải táng này.
Phong tục Hán thường có phong tục thờ gia tiên rất nặng nề. Họ cho rằng bố mẹ ở đâu, được chôn cất ở đâu thì chắc chắn người con, người cháu phải ở đó để chăm sóc mồ mả, cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Ngoại trừ khoảng thời gian lưu tán do chiến tranh loạn lạc, khi không ở đất cũ, gọi là cố hương được, để thể hiện trọn vẹn hiếu nghĩa, có một tục lệ ‘bất thường’ là phải bốc mộ lên, đem xương cốt an táng tại một vùng đất để con cháu thờ tự, chăm sóc.
Từ các góc nhìn trên, Hoa Viên Bình An đã đưa ra các góc nhìn khách quan lý giải về nguồn gốc của tục hung táng. Việc từ bỏ tục hung táng, cát táng ở thời điểm hiện tại là điều phù hợp với nhận thức khoa học hiện đại, và việc này chắc chắn không ảnh hưởng gì đến đời sống văn hóa tâm linh.