Tin tức
Cúng giỗ đầu (cúng giỗ 1 năm) là một trong những phong tục truyền thống của người Việt, nhằm tưởng nhớ đến người thân đã mất. Đây là cách để con cháu và người nhà bày tỏ tấm lòng với người đã khuất. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề mà gia quyến chưa nắm rõ như cách tính ngày cúng giỗ đầu, bài khấn, giỗ đầu cần sắm lễ gì, giỗ đầu nên cúng gì hay có cần phải ra mộ không..
Vậy lễ cúng giỗ đầu là gì? Văn khấn và cách chuẩn bị lễ vật thế nào?… Tất cả những điều này sẽ được Hoa Viên Bình An giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Giỗ đầu là một lễ hội tôn vinh và tưởng nhớ người đã khuất của người Việt Nam. Đây là ngày giỗ đầu tiên đúng một năm người chết qua đời, còn được gọi là ngày tiểu tường. Trong thời gian này, con cháu vẫn còn mang tang, sự đau đớn buồn rầu như còn lắng đọng trong tâm can của người đang sống, và những kỷ niệm buồn vui gắn bó giữa người sống và người chết chưa thể xóa tan.
Trong ngày giỗ đầu, người sống sẽ mặc bộ tang phục để tỏ lòng nỗi nhớ thương vô hạn chưa nguôi với vong hồn người đã khuất. Những vật dụng cần thiết như quần áo, bát đĩa, giường chiếu, thậm chí cả xe cộ và phương tiện đi lại cũng sẽ được sắm đủ để hóa cho người chết như khi còn sống. Tức là, trên dương sao thì ở dưới âm cũng vậy, cõi trần đã có thì cõi âm cũng phải cần.
Ngoài ra, trong ngày giỗ đầu, người sống sẽ cúng tế cho người chết, đồng thời đốt hình nhân bằng giấy để hóa cho người chết có người hầu hạ và tôn vinh. Tuy nhiên, đốt vàng mã để chu cấp cho người chết mọi thứ cần dùng cho “cuộc sống” hàng ngày đã không còn được thực hiện như trước đây.
*Mâm dâng hiến thần linh:
*Mâm lễ mặn:
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………….
Tuổi…………………………………………….
Ngụ tại:……………………………………….
Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).
Chính ngày Giỗ Đầu của:………………………………………………..
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời:………………………………………….
Mất ngày tháng năm (Âm lịch):……………………………
Mộ phần táng tại:……………………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Văn khấn và sắm lễ cúng giỗ đầu tương đối đơn giản, điều quan trọng ở đây chính là sự thành tâm và bày tỏ được lòng thành của mình. Ngoài ra, quý gia chủ cần phải biết thêm những điều kiêng kị để lễ cúng diễn ra được trọn vẹn ý nghĩa. Hoa Viên Bình An hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về lễ cúng giỗ đầu.