[Cấm kỵ] Tại sao phải che bàn thờ khi nhà có người mất

08/01/2024 20405

Việc che bàn thờ tổ tiên trong gia đình có người mất là một trong những việc làm tâm linh quan trọng, Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tại sao phải che bàn thờ khi có người mất. Trong bài viết này, sẽ cùng bạn tìm hiểu vì sao việc che bàn thờ là rất cần thiết trong các gia đình có người mất.

Vì sao cần phải che bàn thờ khi nhà có người mất

Nhiều người nghĩ rằng bàn thờ lập ra để thờ cúng người đã mất, không nhất thiết phải che lại. Tuy nhiên, trong những ngày đầu người đã mất vừa rời đi, để tránh kinh động đến họ thì việc che bàn thờ là điều cần thiết. Để rõ hơn tại sao phải che bàn thờ khi có người mất, hãy cùng tìm hiểu.

Những ngày đầu vừa rời khỏi nhân thế, người đã mất không hề hay biết tình trạng của bản thân. Trong thâm tâm của họ, họ vẫn còn sống. Vì vậy họ vẫn lui vào căn nhà bình thường, làm những việc theo thói quen sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, nếu không che bàn thờ, họ sẽ nhìn thấy chính di ảnh của mình trên đó.

Vô tình nhìn thấy bản thân xuất hiện trong tình trạng này khiến người đã chết cảm thấy sợ hãi. Đồng thời còn có thể khiến họ thêm lưu luyến trần thế, không muốn rời khỏi nhân gian, làm ảnh hưởng đến việc đầu thai, luân hồi sang kiếp khác. Khi không thể thuận lợi luân chuyển, nhiều linh hồn trở nên xấu xa, làm những điều ác độc để hại gia đình.

Cách che bàn thờ khi nhà có người mất

Việc che bàn thờ là một việc làm quan trọng để giúp người đã mất không bị kinh động đến khi linh hồn họ hoàn tất việc đầu thai. Dưới đây là một số cách để che bàn thờ khi có người mất:

  • Sử dụng tấm vải màu trắng hoặc đen: Đây là cách làm đơn giản cũng như phổ biến nhất để che bàn thờ khi có người mất. Tấm vải này phải được phủ kín bàn thờ và các món đồ thờ cúng, tuyệt đối tấm vải không được nhàu rách, lộn xộn để tránh gây kinh động đến linh hồn người mất.
  • Sử dụng tấm vải che có thêu hình ảnh Phật Giáo: Đây là cách che bàn thờ phù hợp nhất với những gia đình theo tín ngưỡng Phật Giáo. Khi đặt tấm vải có in hình Phật giáo phủ kín bàn thờ sẽ đem lại sự yên tĩnh tuyệt đối cho người đã khuất.
  • Sử dụng chiếc áo dài của người đã mất để che bàn thờ: Đây là cách che bàn thờ đặc biệt nhất và được sử dụng khi gia đình muốn lưu giữ một phần kí ức đối với người thân đã mất. Chiếc áo này sẽ được treo lên bàn thờ với vai trò che phủ.

Những điều kiêng kỵ khi nhà có người mới mất

Ngoài lý do tại sao phải che bàn thờ khi có người mất, bạn cần biết thêm một số điều cấm kỵ trong tang sự. Như đã nói, tang lễ là nơi người còn sống bày tỏ tình cảm dành cho người đã khuất. Tang sự tổ chức không được thuận lợi, còn nhiều thiếu sót sẽ khiến người đã khuất không vui. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc đầu thai của họ.

Thể hiện sự tôn trọng đối với người đã khuất

Nhà có tang sự, tuyệt đối không được cười đùa, đăng tải thông tin tang lễ hay thông tin của người đã khuất lên mạng để giễu cợt, nhạo báng. Làm như vậy là không tôn trọng linh hồn của người đã khuất. Dân gian truyền rằng, khi linh hồn người đã khuất không được tôn trọng, họ có thể trở về và “ám” những người đã bất kính với họ.

Việc túm năm tụm ba, chụp ảnh đăng khắp nơi trên mạng xã hội còn vừa xúc phạm người đã mất vừa thể hiện mình là một người thiếu văn hóa, kém hiểu biết.

Cân nhắc trong việc chọn vị trí chôn cất

Vị trí chôn cất hay nói cách khác là vị trí của ngôi mộ phải được gia quyến lựa chọn cẩn thận. Tuyệt đối không được chọn qua loa vì như vậy là bất kính với người đã khuất. Chọn vị trí ngôi mộ không chỉ giúp người đã khuất được an nghỉ mà còn đem lại may mắn cho những người ở lại. 

Khi chọn vị trí, gia quyến cần lưu ý một vài điều: Tuyệt đối không được đặt mộ ở những nơi có tảng đá lớn; mộ không được đặt ở nơi có hoặc gần bãi cát; không được chôn cất ở khu vực có nước chảy xiết; không được chôn cất gần đền, chùa, miếu, mạo; tránh chôn cất người khuất ở những nơi có địa hình không ổn định…

Hạn chế tiếng khóc

Điều kiêng kỵ lớn nhất trong tang sự là gia quyến đau lòng khóc lóc um sùm. Biết rằng không thể kìm nén cảm xúc nhưng hãy hạn chế hết mức có thể. Bởi khi linh hồn nhìn thấy những giọt nước mắt của người còn sống, họ sẽ quyến luyến muốn ở lại mà không muốn đầu thai, luân chuyển kiếp mới. Như vậy, chính người thân đã hại họ. Linh hồn càng ở lại trần gian lâu thì càng gặp nhiều điều bất lợi.

Chuẩn bị nghi lễ cúng trước khi hạ huyệt

Trước hết là trước khi hạ huyệt, gia quyến nên làm lễ cúng thổ thần. Mục đích của việc này là xin phép người thổ thần cho an táng người chết tại đây. Cúng xong, đợi thêm tới đúng giờ hoàng đạo mới được phép đặt linh cữu của người đã khuất xuống mồ.

Còn đối với khi hạ huyệt xong, người thân bắt buộc phải đi 3 vòng quanh mộ. Trên đường về nhà tuyệt đối không được quay đầu lại nhìn để tránh linh hồn người đã khuất theo về nhà. Bên cạnh đó, phải vòng theo đường khác, không được đi lại con đường đã đi, mục đích tương tự như việc trên.

Tóm lại, việc che bàn thờ là một trong những phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam, và đây cũng là một nét đẹp văn hóa truyền thống cần được giữ gìn và phát huy. Hy vọng rằng qua bài viết trên, Hoa Viên Bình An sẽ hỗ trợ quý vị trong những thời điểm tang gia đau buồn, giúp chuẩn bị cho các nghi thức hậu sự và đồng thời giúp quý vị biết những điều cần tránh để không gây ra sai lầm trong quá trình cải táng và tưởng niệm người thân đã mất.

go top
Button play video vr360
Mở VR360
Button messenger
Chat ngay
Button messenger
Chat ngay