Tin tức
Tết Thanh minh thường vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, ngày này được tính theo nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa và khi sang Việt Nam được cải biên. Đây là ngày để tưởng nhớ những người thân đã khuất và ngày này có ý nghĩa sâu sắc về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Vậy nên chuẩn bị các món cúng Thanh Minh như thế nào thì hãy cùng Hoa Viên Bình An tìm hiểu nhé?
Nội dung bài viết
Tết Thanh minh là một ngày bắt buồn từ Trung Hoa, từ ngày xưa kể lại rằng từ đời Xuân Thu chiến quốc, lúc này vua Tấn Văn Công của nước Tấn bị giặc đánh loạn lạc nên phải nước lưu vong trú sang nước Tề, nước Sở. Nhưng sau đó ông đã giành được lại ngôi báu và trở về làm vua nước Tấn và phong thưởng cho những người có công.
Tuy nhiên, ông lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi, lúc này Giới Tử Thôi không hề oán hận ông mà chỉ nghĩ đó là nghĩa vụ mà mình phải làm. Vì thế, sau thời điểm này ông về đưa mẹ trở vào núi Điền Sơn ở ẩn. Mãi về sau Tấn Văn Công mới nhớ ra và cho người đi tìm, tuy nhiên Giới Tử Thôi vẫn không chịu rời Điền Sơn để ra nhận thưởng.
Lúc này ông đã hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi ra mặt nhưng ông đã chống cự và cuối cùng 2 mẹ con đã chết cháy trong múi Điền Sơn. Vua Tấn đã thương xót và lập miếu thờ hai mẹ con Giới Tử Thôi và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ được ăn đồ nguội nấu sẵn để tưởng niệm, ngày đó vào khoảng 3/3 âm lịch nên đây được xem là ngày Tết Hàn thực để tưởng nhớ người đã khuất.
Nguồn gốc của ngày Tết Thanh Minh
Xem thêm >> Hướng dẫn cúng Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà chuẩn nhất
Trong ngày Tết Thanh minh, mỗi địa phương sẽ cúng món chay hoặc món mặn tùy vào phong tục. Tuy nhiên, từ xưa đã quan niệm Tết Thanh minh nên chuẩn bị các món cúng thanh minh chay như: Xôi chè, oản chuối, gạo muối, bỏng, bơ, bánh trái, chai nước,.... Với các món cúng này mang ý nghĩa tưởng nhớ người đã khuất
Với món xôi chè không phải ngẫu nhiên mà có, đâu là một món ăn có các nguyên liệu từ gạo nếp và cây lúa, hạt gạo là một trong những biểu tượng của lúa nước là nền văn hóa Việt. Vì thế, hầu hết trong các mâm cỗ thanh minh đều cúng xôi cũng là để tận hưởng những thành quả, mồ hôi công sức của người sống cũng như người đã khuất.
Các món cúng Thanh Minh
Như đã nói ở trên, việc chuẩn bị các món cúng thanh minh chay hay mặn phụ thuộc vào từng địa phương, Một số nơi lựa chọn cúng món chay để không sát sinh trong trong Thanh Minh và mong muốn vong hồn của tổ tiên được siêu thoát. Tuy nhiên, một số nơi vẫn lựa chọn mâm cao cỗ đầy để dâng lên ông bà tổ tiên để thể hiện lòng thành kính.
Dưới đây là các món cúng thanh minh mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho gia đình mình:
Một trong những món không thể thiếu ở mỗi mâm cúng ngày Thanh Minh chính là xôi đậu xanh hay còn gọi là xôi chè. Đây là một món ăn dân giã nhưng mang đậm giá trị, sức lao động của người Việt Nam ta. Đồng thời, sự tinh túy của đất trời, kết hợp cùng thành tựu của người lao động đã dâng lên tổ tiên đĩa xôi ý nghĩa.
Món xôi đỗ xanh
Canh nấm cũng là một món ăn được lựa chọn để cúng trong mỗi mâm cỗ Thanh Minh. Đây còn là món ăn chay cực kỳ bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ của mọi người, món canh nấm có cách làm khá đơn giản và thường được nhiều gia đình lựa chọn trong một mâm cúng. Nhiều gia đình thường chuẩn bị canh nấm hạt sen để thơm ngon và dễ ăn.
Xem thêm >> Ý nghĩa cúng Thanh Minh hàng năm của người dân Việt Nam
Món nem cuốn cũng là một món ăn được sử dụng nhiều trong các mâm cúng Thanh Minh tại Việt Nam. Bởi món ăn này có cách làm đơn giản và nhanh chóng, gia đình có thể chọn làm nem cúng chay hoặc nem mặn tùy ý để dâng lên ông bà tổ tiên.
Ngoài các món cúng Thanh Minh chay thì nhiều gia chủ thường chọn mặn để cúng. Vì thế gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mỗi mâm cúng của người Việt Nam ta. Món gà luộc chế biến vô cùng nhanh chóng và dễ dàng, ngoài ra còn thể hiện được lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên.
Món gà luộc
Ngoài ra, gia chủ có thể lựa chọn các món cúng chay khác như: Món chả chay khoai môn, Món nem chay, Chả giò chay, canh nấm đậu phụ… Hoặc lựa chọn các món cúng mặn cho mâm cỗ Thanh Minh như: Canh mọc nấu măng, Xôi gấc, Miến măng gà, giò lụa, Canh khoai môn hầm xương…
Tết Thanh minh là một nét đẹp mang ý nghĩa sâu sắc của người Việt. Vì thế, vào các dịp này mọi người trong gia đình thường đoàn tụ để tự tay chuẩn bị các món cúng Thanh minh và dâng lên tổ tiên của mình, đây là một phong tục mang tốt đẹp của người Việt cần được giữ gìn cho con cháu về sau.