Văn khấn bốc mộ cải táng chuẩn phong tục Việt Nam

23/10/2024 557

Bốc mộ cải táng là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Nghi lễ này thể hiện sự tôn kính và tri ân của con cháu đối với ông bà tổ tiên trong dòng họ. Vậy những lưu ý nào cần thực hiện để xin phép di dời mộ phần và văn khấn bốc mộ cải táng như thế nào là chuẩn với phong tục Việt Nam nhất? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây của Hoa Viên Bình An.

1. Tại sao cần phải cải táng và bốc mộ?  

Cải táng và bốc mộ là một nghi lễ trong truyền thống văn hóa Việt Nam thể hiện sự hiếu thảo, kính trọng của con cháu đối với tổ tiên. Đây là cơ hội để con cháu chăm sóc và chu toàn cho nơi an nghỉ của người đã khuất. Đặc biệt trong trường hợp khi họ qua đời, gia đình không đủ điều kiện để lo liệu một nơi chôn cất trang nghiêm.

Ngoài ra còn có các yếu tố khách quan sau:

  • Khu đất chôn thuộc vào khu thấp, dễ ngập.
  • Chất lượng quan tài xuống cấp ảnh hưởng đến thi hài của người đã khuất.
  • Khu đất không phù hợp với phong thủy của dòng tộc và người đã khuất.
  • Mộ phần của người thân trong dòng họ bị thất lạc hoặc ở cách xa với tổ tiên, nên cần bốc mộ để đưa về khu lăng mộ của gia đình. 

Trước khi tiến hành cải táng, gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên, dâng văn khấn xin phép tổ tiên và thần linh để việc chuyển nhà được thuận lợi, đồng thời mời người đã khuất về nơi an nghỉ mới.

Cải táng mộCải táng và bốc mộ nhằm thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với tổ tiên  

2. Bài văn khấn gia tiên trước khi bốc mộ, sang cát chi tiết

Các bài khấn sẽ được các vị trưởng lão hoặc đại diện gia đình sẽ tổ chức lễ cúng kính Long Mạch Sơn Thần và Thổ Thần để cầu xin sự bảo hộ và cho phép di dời mộ phần. Sau đó là đọc bài văn khấn gia tiên và lễ cúng sang cát sẽ thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần linh.

2.1 Văn khấn xin phép gia tiên di dời mộ  

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.
Hôm nay là ngày….tháng…..năm…, tại tỉnh…..huyện…..xã …..thôn…..
Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền.
Than rằng: Thương xót cha (mẹ) xưa, vắng xa trần thế.
Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.
Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.
Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.
Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.
Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.
Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.
Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

2.2 Văn khấn Long Mạch, Sơn Thần và Thổ Thần khi cải táng

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
 Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày……tháng…..năm……………………….
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..
Ngụ tại………………………………………………………..
Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại…………………………
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắm sửa hương hoa lễ vật dâng lên án toạ Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tấu trình.
Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

2.3 Văn khấn sau khi tiến hành lễ sang cát, cải táng  

Sau khi đã hoàn thành việc chôn cất, các gia đình nên đọc một bài văn khấn sau khi đã tiến hành sang cát cải táng. Để cảm ơn các vị thần linh, tổ tiên đã cho phép nghi lễ được diễn ra thành công và xin tổ tiên an nghỉ tại nơi ở mới phù hộ và bảo vệ cho gia đình. Bài khấn như sau:
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày……tháng…..năm……………………….
Tín chủ (chúng) con là:…………………………………….Ngụ tại………………………………………………………..
Nhân hôm nay ngày dời mộ của…………… mộ phần tại…………………………
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắm sửa hương hoa lễ vật dâng lên án toạ Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tấu trình.
Nay nghi lễ dời mộ đã hoàn tất, kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Nghi lễ khấn gia tiên trước khi tiến hành lễ sang cát, cải táng  Nghi lễ khấn gia tiên trước khi tiến hành lễ sang cát, cải táng  

3. Những lưu ý khi thực hiện cải táng mộ theo phong thủy

3.1 Chọn ngày giờ bốc mộ theo tuổi và cung mệnh  

Gia đình cần mời thầy phong thuỷ về để xem qua ngày giờ và cung mệnh của người đã khuất. Từ đó có thể chọn ra ngày và giờ bốc mộ phù hợp, giúp gia đình tránh được các ngày kiêng kỵ hoặc cái ngày xấu trong âm lịch. Nếu có điều kiện và an tâm hơn, có thể mời các vị sư trong chùa am hiểu về phong thủy để có thể kết hợp xem ngày giờ và các yếu tố tâm linh khác trong quá trình này.

Thực hiện bốc mộThực hiện bốc mộ theo ngày được chọn từ thầy phong thuỷ 

3.2 Quy trình bốc mộ và chuyển mộ

Sau khi đã đọc văn khấn xong người nhà cần lưu ý thực hiện quy trình một cách cẩn thận nhất, tránh làm tổn hại và ảnh hưởng đến người đã khuất.

Bước 1: Chuẩn bị quần áo, khăn lau, nước hoa… để thực hiện nhanh chóng khi mở nắp quan tài người đã khuất để bốc mộ.

Bước 2: Người trong gia đình cần phải thay đồ, lau mặt và xúc người bằng nước hoa cho người đã khuất. Sau đó thi thể của người đã khuất sẽ được bọc lại bằng vải trắng và đặt nhẹ nhàng vào quan tai tài mới. 

Bước 3: Tùy thuộc theo phong tục của từng địa phương mà người nhà sẽ đặt một số vật phẩm như hoa, tiền, vàng… để tặng cho người đã khuất.

Bước 4: Quan tài sẽ được đóng nắp và cột chặt bằng dây thừng để di chuyển về nơi mộ mới. Cần lưu ý tránh các nơi đông đúc, ồn ào như chợ, bệnh viện để tránh những điềm xấu không đáng có.

4. Các bước chuẩn bị và nghi thức thực hiện lễ cải táng  

4.1 Những lễ vật gia chủ cần chuẩn bị trong buổi lễ  

Để nghi lễ được diễn ra nghiêm túc và tôn kính nhất, gia đình cần chuẩn bị những lễ vật này để có thể thờ cúng và di dời theo đúng nghi thức. 

  • Mộ đá: Gia chủ nên chuẩn bị xây dựng kiên cố để sau khi di dời để an ủi người khuất và tỏ lòng thành kính đối với bậc trên của dòng họ. 
  • Quách: Là vật dụng bảo vệ xương cốt, thi hài của người khuất. Quách thường được làm bằng gỗ, sành hoặc sứ, được thiết kế tinh xảo và đẹp mắt, mang ý nghĩa bảo vệ người đã khuất.
  • Tiểu: Vật dụng này cũng được dùng để đựng xương cốt người mất. Thông thường sẽ được làm bằng sứ và thường mang ý nghĩa là nơi an nghỉ và tập trung linh khí của người khất.
  • Giấy tráng kim: Thường được dùng để gói xương cốt và đặt vào tiểu. Vật dụng này thường được tráng 1 lớp kim loại bóng bằng vàng hoặc bạc. Mang ý nghĩa tôn vinh và kính trọng của gia đình dành cho người mất. 
  • Vải bọc cốt: Là 1 miếng vải đỏ, sau khi đã gói xương cốt bằng giấy tráng kim thì người nhà sẽ bọc mảnh vải đỏ nhằm bảo vệ xương cốt khỏi bụi bẩn, và cũng nhằm bày tỏ sự tôn trọng đối với người đã mất
  • Thất bảo: Gồm có 7 loại đá quý gồm: ngọc bích, ngọc lục bảo, ngọc trai, ruby, sapphire, thạch anh và kim cương. Và những viên đá này sẽ được bỏ vào tiểu cùng với xương cốt để làm tăng linh khí cho người mất. Mong muốn sự bình an và hạnh phúc cho người ở cõi âm.
  • Ngũ vị hương: Gồm 5 loại hương liệu bao gồm: quế, hồi, sa nhân, đinh hương và cuối cùng là tế tân. Ngũ vị hương này sẽ được ngâm với rượu ở nồng độ cao để rửa xương cốt trước khi gói vào giấy tráng kim. 
  • Tiền cổ: Theo quan điểm, tiền cổ thường sẽ được các gia đình đặt vào trong tiểu cùng với xương cốt nhằm làm lộ phí cho người mất ở dưới cõi âm. 

lễ vật khi thực hiện lễ cải tángCác lễ vật cần có để có thể thờ cúng và di dời theo đúng nghi thức

4.2 Những điều kiêng kỵ cần tránh trong lễ cải táng  

  • Không chọn ngày giờ xung khắc với tuổi của người đã khuất hoặc người thân trong gia đình.
  • Tránh chuyển mộ vào những dịp lễ tết, ngày rằm, mùng một, thứ bảy hoặc chủ nhật.
  • Không thực hiện vào tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch), tháng nguyệt kỵ (tháng 3, 6, 9, 12 âm lịch) hoặc những ngày tam nương (mùng 3, 7, 13, 18, 23, 27 âm lịch).
  • Không chuyển mộ vào những ngày nắng gắt, vì ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng đến xương cốt.
  • Tránh di dời khi mộ chưa phân hủy hoàn toàn, điều này có thể gây khó khăn và phiền muộn cho gia đình.
  • Không nên chuyển mộ khi mộ đã kết, đã hấp thụ linh khí từ long mạch, mang lại phúc lộc cho dòng họ.
  • Tránh di chuyển mộ khi trong nhà có người ốm đau, mang thai, có tang hoặc đang gặp phải việc quan trọng.
  • Không thực hiện nếu không có sự đồng thuận của gia đình hoặc không có sự hướng dẫn của người am hiểu phong thủy.
  • Cần chuẩn bị kỹ lưỡng về thời gian, địa điểm, hướng và cách thức di dời để tránh những điều cấm kỵ.
  • Luôn đảm bảo sự tôn kính, đầy đủ lễ nghĩa, văn khấn và cúng tế cho người đã khuất khi tiến hành di dời.

Trên đây là bài viết hướng dẫn quy trình thực hiện, những lưu ý quan trọng và các bài văn khấn bốc mộ cải táng. Với những người làm việc có kinh nghiệm dày dặn, đến với Hoa Viên Bình An, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhất, đảm bảo về sự tôn nghiêm và kính trọng đối với người đã khuất. 

go top
Button play video vr360
Mở VR360
Button messenger
Chat ngay
Button messenger
Chat ngay